Đặt chân lên mảnh đất cuối trời Tổ quốc, bạn sẽ thích thú khi len lỏi vào rừng, đi bắt ốc len, bắt ba khía, đục hàu. Thú vị hơn là thuê hẳn một chiếc thuyền ra biển để tận mắt nhìn rõ những miệng lưới vèo cá, và tham gia câu cá cùng người dân địa phương.
Du lịch "bụi" là loại hình du lịch không còn quá xa lạ với những bạn trẻ thích khám phá hiện nay. "Không tour, không hướng dẫn viên, không xe hơi, không khách sạn", những "phượt thủ" có thể tự lập ra chương trình tour hấp dẫn riêng.
Vác ba lô rong ruổi khắp nơi để được đắm mình trong không gian trong trẻo của thiên nhiên, để được nhìn ngắm và cảm nhận cuộc sống theo cách riêng của mình. Theo đó là những trải nghiệm thực tế, những thử thách bản thân, là sự tích góp kỹ năng sống.
“Nhanh - gọn - nhẹ" là chuẩn cho một chuyến "đi phượt". Bởi lẽ, hành lý chỉ đơn giản vài bộ quần áo, một ít đồ dùng cá nhân, thực phẩm, thuốc thang, vật dụng đa năng, giấy tờ tùy thân, máy ảnh được xếp gọn trong chiếc ba lô. Hưởng ứng lời "hiệu triệu" của nhóm cùng sở thích đi du lịch là lên ngay kế hoạch, lịch trình riêng, xe máy sẵn sàng và bắt đầu chuyến du ngoạn thú vị, hấp dẫn.
Nhiều trải nghiệm thú vị
Chỉ cần thuê một chiếc ca-nô đánh một lèo tới Mũi Cà Mau là bạn có thể thỏa sức cảm nhận hương nồng của vị phù sa nơi cực Nam Tổ quốc, ngắm nhìn những căn nhà sàn nằm chông chênh trên những chiếc cọc, hay những hàng mắm, chang đước thẳng tấp xanh ngút ngàn đong đưa theo gió.
Cảm giác được lướt như gió trên sông nước thỉnh thoảng chao mình uốn lượn qua những ngã sông chắc hẳn sẽ đọng lại trong lòng bạn nhiều điều thú vị. Nếu không có điều kiện thuê ca-nô, bạn có thể chọn cách theo những chiếc cao tốc để đến với Đất Mũi.
Đặt chân lên mảnh đất cuối trời Tổ quốc, bạn sẽ thích thú khi len lỏi vào rừng, đi bắt ốc len, bắt ba khía, đục hàu. Thú vị hơn là thuê hẳn một chiếc thuyền ra biển để tận mắt nhìn rõ những miệng lưới vèo cá, và tham gia câu cá cùng người dân địa phương.
Chờ đúng con nước, theo chân các anh, các chú khám phá cảnh sạc sò. Tối đến, xin nghỉ đêm tại nhà dân xứ biển. Những căn nhà sàn lót ván đước bóng hới, nhà không có cửa, gió lộng mát rượi, bạn có thể ngồi nhâm nhi với các anh, các chú vài ba cốc rượu nghe đờn ca tài tử của những ngón đờn nghiệp dư. Tin rằng sẽ mang lại cho dân "phượt" cảm xúc lắng đọng từ những câu hò, giọng hát đượm tình dân quê Cà Mau.
Cảm nhận hương vị rừng tràm
Điểm đến hấp dẫn tiếp theo mà những bạn trẻ du lịch "bụi" không thể bỏ qua, đó là Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Xe bon bon băng qua những con đường quanh co, hai bên đường một màu xanh mướt của ruộng vườn và xa xa là bóng của những dải rừng tràm thâm u. Bạn sẽ cảm nhận cuộc sống dân dã của người dân thật êm ả và thanh bình. Đây là lúc bạn có thể bấm máy liên tục ghi lại những hình ảnh giản dị của vùng quê này.
Len lỏi sâu vào rừng, trên những kinh rạch dài hút mắt đầy bèo và lục bình, ngắm nhìn lau sậy ngút ngàn điểm xuyến những chùm hoa mua tím thơ mộng, bạn như được thả hồn để cảm nhận và hít thở không khí trong lành đậm hương rừng. Lên đài quan sát, bạn hãy phóng tầm mắt quan sát cánh rừng bạt ngàn, nơi lý tưởng cho các loài chim muông, thú rừng, cá đồng trú ngụ và sinh sôi nẩy nở.
Nếu là dân "phượt" thứ thiệt, bạn có thể tham gia ngay chuyến thám hiểm sâu bên trong rừng bằng chiếc vỏ lãi của người dân để được tham gia chụp đìa bắt cá: rô, trê, lóc, sặt bổi, hay giăng lưới, gác kèo ong…
Đến U Minh phải thưởng thức thêm các món ăn đồng quê qua cách chế biến độc đáo từ những sản vật của rừng U Minh như: lẩu mắm, cá rô kho trái giác, đọt choại luộc chấm mắm, khô cá bổi… Nghỉ đêm ở rừng U Minh thêm hấp dẫn với trải nghiệm câu ca "muỗi kêu như sáo thổi...".
Du lịch "bụi" Cà Mau còn rất nhiều địa điểm thú vị bạn không thể bỏ qua như: khám phá vườn chim Tư Na (Năm Căn), Khu du lịch sinh thái Sông Trẹm, Hòn Đá Bạc, đầm Thị Tường... Bạn sẽ có những khoảnh khắc thú vị để hiểu hơn về vùng đất Cà Mau nhiều giai thoại và giàu sản vật.
Du lịch, GO! - Theo Băng Thanh I (Cà Mau Online)
Link to full article
Thursday, June 14, 2012
Wednesday, June 13, 2012
Bốn điểm đến độc nhất Việt Nam
Việt Nam là đất nước không những có bề dày lịch sử văn hóa mà còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, trong đó có những điểm đến rất thú vị.
Nơi mọc trời mọc sớm nhất Việt Nam
Mũi Đôi (mũi Bà Dầu) nằm trên bán đảo Hòn Gốm của vịnh Vân Phong, thuộc địa phận xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà là điểm cực đông trên dải đất hình chữ S. Đây là nơi đón ánh bình minh đầu tiên của cả nước.
Với sự ưu ái của tạo hóa, mũi Đôi không chỉ có môi trường sinh thái trong lành mà còn có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, đặc biệt là những kết cấu đá đã tạo thành những kỳ tác đá muôn hình, vạn trạng. Đến mũi Đôi, dù đứng ở bất kỳ vị trí nào, du khách cũng sẽ có cơ hội nhìn thấy mặt trời dần ló ra trên mặt biển.
Nhìn về phía đông bắc mũi Đôi, du khách sẽ thấy một hòn đảo nhỏ nằm tách khỏi bán đảo Hòn Gốm, đó chính là hòn Đôi.
Trên đảo có rất nhiều khối đá lớn mang hình thù kỳ thú như: hình con khỉ, con hải cẩu, con voi…; trong đó đáng chú ý là hai khối đá lớn nhô hẳn lên cao hình người mẹ và em bé hướng mặt ra biển Đông. Cũng vì lý do này mà hòn Đôi còn được gọi là hòn Đầu.
Mũi Đôi và Hòn Đầu đều là nơi chim yến làm tổ và sinh sống. Năm 2005, Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định cấp bằng công nhận Mũi Đôi - Hòn Đầu là di tích danh thắng cấp quốc gia.
Từ TP. Nha Trang, theo quốc lộ 1A về phía bắc khoảng 80km tới bán đảo Đầm Môn; đi bộ tiếp khoảng 4km nữa, du khách sẽ tới vịnh Cỏ Ống. Do mũi Đôi ở vị trí có nhiều đá ngầm nên từ đây, du khách có thể đi thuyền máy đến gờ đá nằm cách Mũi Đôi khoảng 50m, rồi tiếp tục đi thuyền thúng vào Mũi Đôi.
Đồi cát 'tàng hình'
Đồi cát liên tục thay đổi hình dạng theo giờ, theo ngày và hình dạng sau đều khác hẳn so với trước là đồi cát Mũi Né nằm trải dài trên diện tích gần 50ha, thuộc khu phố 5, phường Mũi Né, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Đồi cát được hình thành từ mỏ sắt cổ tồn tại hàng trăm năm bởi thế mà cát ở đây có rất nhiều màu như: vàng, trắng ngà, đỏ sậm, đỏ nhạt… Việc đồi cát liên tục thay đổi hình dạng tự nhiên là do cùng lúc phải chịu tác động của gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam, kết hợp với hiện tượng sa mạc hóa và sạt lở bờ biển. Vì nguyên nhân này, đồi cát Mũi Né được gọi là đồi cát bay và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (Vietkings) công nhận là đồi cát thay đổi hình dạng tự nhiên nhiều nhất Việt Nam.
Đồi cát là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhiếp ảnh gia, họa sĩ, thi sĩ… và là khởi nguồn cho môn nghệ thuật mới, độc đáo: tranh cát.
Đến đây, ngoài dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp có một không hai của đồi cát, du khách còn có thể chụp ảnh, vẽ tranh và tham gia một số trò chơi như: chơi golf trên cát, trượt cát bằng ván, đua mô tô trên cát và thưởng thức những món đặc sản của vùng biển Phan Thiết như: mực nướng, gỏi ốc…
Thời gian thích hợp để khám phá đồi cát là từ 5h00 đến 8h00 hoặc từ 17h00 đến tối.
Nơi lạnh nhất Việt Nam
Nơi được xem là lạnh nhất Việt Nam chính là đỉnh Mẫu Sơn – “Đệ nhất hùng quan” của phía Bắc, thuộc huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, cách TP. Lạng Sơn 30km về phía đông bắc.
Đỉnh Mẫu Sơn nằm ở độ cao 1.541m so với mực nước biển, có nhiệt độ trung bình cả năm là 15ºC và được bao quanh bởi hơn 80 ngọn núi lớn, nhỏ. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Dao, sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và nấu rượu.
Gần 100 năm trước, người Pháp đã đặt chân lên Mẫu Sơn và biến nơi đây thành khu nghỉ dưỡng lý tưởng giống Sa Pa, Đà Lạt, Tam Đảo. Bởi vậy mà, trên đoạn đường lên gần đến đỉnh Mẫu Sơn hiện vẫn còn nhiều ngôi nhà cổ mang kiến trúc kiểu Pháp.
Với sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa bản địa, Mẫu Sơn đã và đang trở thành điểm du lịch mát mẻ, lý tưởng đối với nhiều du khách vào những ngày hè oi bức hay tràn ngập băng tuyết vào những ngày mùa đông lạnh giá, khi nhiệt độ xuống dưới 0ºC.
Đến Mẫu Sơn, ngoài dịp chiêm ngưỡng cảnh đẹp, du khách còn có cơ hội tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của người Dao như: tận hưởng dịch vụ tắm lá thuốc; thưởng thức đặc sản dê núi, lợn sữa quay, vịt quay Lạng Sơn, ếch hương, gà sáu cựa nướng trên than cỏ tranh, cơm lam, thịt kho lá mắc mật, rượu Mẫu Sơn, mật ong, trà Shan Tuyết, đào chuông… và các loại rau rừng mang đậm hương vị vùng Mẫu Sơn như: su su, rau ngót, hoa chuối rừng…
Từ thành phố Lạng Sơn, theo tuyến đường Lạng Sơn - Lộc Bình khoảng 15km đến ngã ba Mẫu Sơn, tiếp tục đi theo con đường núi dài 15km nữa, du khách sẽ lên đỉnh Mẫu Sơn.
Chảo lửa Đông Dương
Được bao quanh bởi những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp và những con sông rộng lớn, nhưng Cửa Rào (xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) nằm cách TP. Vinh khoảng 210km về phía tây bắc lại được biết đến là vùng đất nóng nhất Việt Nam.
Theo anh Nguyễn Xuân Tiến, Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ: Cửa Rào là vùng lòng chảo nằm tại khu vực đầu nguồn sông Lam - điểm hợp lưu của hai con sông Nậm Nơn và Nậm Mộ bắt nguồn từ đất Lào và nằm trong vùng trung tâm của hướng gió phơn Tây Nam. Gió phơn Tây Nam hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào. Khi tiếp cận dãy núi Trường Sơn, gió phải tăng tốc để vượt qua, đồng thời trút hết hơi ẩm, gây mưa lớn ở Lào.
Sau khi vượt qua dãy núi, gió bất ngờ trở thành một luồng khí áp đổ xuống vùng Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ theo quy luật cứ hạ xuống 100m thì luồng khí tăng thêm 0,6ºC dẫn đến nhiệt độ tại hai khu vực này ngày càng tăng cao, cao nhất là tại Cửa Rào (có ngày lên tới 43ºC trong khi độ ẩm chỉ có 30%), gây nóng và khô hanh. Gió thường xuất hiện từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 9 hàng năm và thường bắt đầu thổi từ 8h00 đến 18h30, mạnh nhất từ khoảng 10h00 đến 16h00 hàng ngày.
Ban ngày nóng là vậy, nhưng ban đêm ở Cửa Rào thời tiết lại rất lạnh. Sau 20h00, nhiệt độ xuống dưới 10ºC. Tuy nhiên, bầu không khí lạnh sẽ nhanh chóng tan biến khi mặt trời lên khỏi ngọn núi cao nhất vào buổi sáng ngày hôm sau. Trên khắp các bản làng, nẻo đường, nắng vàng tiếp tục chiếu chói chang…
Tuy phải hứng chịu thời tiết khắc nghiệt nhưng vì nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An nên Cửa Rào vẫn được biết đến như một điểm du lịch sinh thái, văn hóa-lịch sử, cộng đồng kết hợp nghiên cứu thú vị với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ; nhiều di sản chứa đựng giá trị văn hóa, lịch sử to lớn: đền Vạn-Cửa Rào; bản làng các dân tộc Khơ Mú, Mông, Ơ Đu, Tày, Hoa và nhiều di chỉ khảo cổ thuộc thời đại văn hoá Phùng Hưng như: các loại dụng cụ sản xuất bằng đá, trống đồng, các loại vũ khí bằng đồng…
Đến Cửa Rào, du khách còn có dịp khám phá một số điểm du lịch lân cận như: rừng Săng Lẻ và hang động tại xã Tam Đình (cách Cửa Rào khoảng 10km về phía tây nam), rừng lạnh nguyên sinh và hang động tại xã Tam Hợp (cách Cửa Rào khoảng 10km về phía nam), rừng cây lùn và hang động tại xã Tam Quang (cách Cửa Rào khoảng 20km về phía đông nam), hồ thuỷ điện Bản Vẽ (cách Cửa Rào khoảng 30km về phía bắc)
Từ TP. Vinh (Nghệ An), theo quốc lộ 1A khoảng 30km về phía bắc đến thị trấn Diễn Châu, tiếp tục rẽ trái đi theo quốc lộ 7 khoảng 180km về phía tây bắc, du khách sẽ tới Cửa Rào.
Du lịch, GO! - Theo Vietnamtourism, Internet
Link to full article
Nơi mọc trời mọc sớm nhất Việt Nam
Mũi Đôi (mũi Bà Dầu) nằm trên bán đảo Hòn Gốm của vịnh Vân Phong, thuộc địa phận xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà là điểm cực đông trên dải đất hình chữ S. Đây là nơi đón ánh bình minh đầu tiên của cả nước.
Với sự ưu ái của tạo hóa, mũi Đôi không chỉ có môi trường sinh thái trong lành mà còn có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, đặc biệt là những kết cấu đá đã tạo thành những kỳ tác đá muôn hình, vạn trạng. Đến mũi Đôi, dù đứng ở bất kỳ vị trí nào, du khách cũng sẽ có cơ hội nhìn thấy mặt trời dần ló ra trên mặt biển.
Nhìn về phía đông bắc mũi Đôi, du khách sẽ thấy một hòn đảo nhỏ nằm tách khỏi bán đảo Hòn Gốm, đó chính là hòn Đôi.
Trên đảo có rất nhiều khối đá lớn mang hình thù kỳ thú như: hình con khỉ, con hải cẩu, con voi…; trong đó đáng chú ý là hai khối đá lớn nhô hẳn lên cao hình người mẹ và em bé hướng mặt ra biển Đông. Cũng vì lý do này mà hòn Đôi còn được gọi là hòn Đầu.
Mũi Đôi và Hòn Đầu đều là nơi chim yến làm tổ và sinh sống. Năm 2005, Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định cấp bằng công nhận Mũi Đôi - Hòn Đầu là di tích danh thắng cấp quốc gia.
Từ TP. Nha Trang, theo quốc lộ 1A về phía bắc khoảng 80km tới bán đảo Đầm Môn; đi bộ tiếp khoảng 4km nữa, du khách sẽ tới vịnh Cỏ Ống. Do mũi Đôi ở vị trí có nhiều đá ngầm nên từ đây, du khách có thể đi thuyền máy đến gờ đá nằm cách Mũi Đôi khoảng 50m, rồi tiếp tục đi thuyền thúng vào Mũi Đôi.
Đồi cát 'tàng hình'
Đồi cát liên tục thay đổi hình dạng theo giờ, theo ngày và hình dạng sau đều khác hẳn so với trước là đồi cát Mũi Né nằm trải dài trên diện tích gần 50ha, thuộc khu phố 5, phường Mũi Né, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Đồi cát được hình thành từ mỏ sắt cổ tồn tại hàng trăm năm bởi thế mà cát ở đây có rất nhiều màu như: vàng, trắng ngà, đỏ sậm, đỏ nhạt… Việc đồi cát liên tục thay đổi hình dạng tự nhiên là do cùng lúc phải chịu tác động của gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam, kết hợp với hiện tượng sa mạc hóa và sạt lở bờ biển. Vì nguyên nhân này, đồi cát Mũi Né được gọi là đồi cát bay và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (Vietkings) công nhận là đồi cát thay đổi hình dạng tự nhiên nhiều nhất Việt Nam.
Đồi cát là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhiếp ảnh gia, họa sĩ, thi sĩ… và là khởi nguồn cho môn nghệ thuật mới, độc đáo: tranh cát.
Đến đây, ngoài dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp có một không hai của đồi cát, du khách còn có thể chụp ảnh, vẽ tranh và tham gia một số trò chơi như: chơi golf trên cát, trượt cát bằng ván, đua mô tô trên cát và thưởng thức những món đặc sản của vùng biển Phan Thiết như: mực nướng, gỏi ốc…
Thời gian thích hợp để khám phá đồi cát là từ 5h00 đến 8h00 hoặc từ 17h00 đến tối.
Nơi lạnh nhất Việt Nam
Nơi được xem là lạnh nhất Việt Nam chính là đỉnh Mẫu Sơn – “Đệ nhất hùng quan” của phía Bắc, thuộc huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, cách TP. Lạng Sơn 30km về phía đông bắc.
Đỉnh Mẫu Sơn nằm ở độ cao 1.541m so với mực nước biển, có nhiệt độ trung bình cả năm là 15ºC và được bao quanh bởi hơn 80 ngọn núi lớn, nhỏ. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Dao, sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và nấu rượu.
Gần 100 năm trước, người Pháp đã đặt chân lên Mẫu Sơn và biến nơi đây thành khu nghỉ dưỡng lý tưởng giống Sa Pa, Đà Lạt, Tam Đảo. Bởi vậy mà, trên đoạn đường lên gần đến đỉnh Mẫu Sơn hiện vẫn còn nhiều ngôi nhà cổ mang kiến trúc kiểu Pháp.
Với sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa bản địa, Mẫu Sơn đã và đang trở thành điểm du lịch mát mẻ, lý tưởng đối với nhiều du khách vào những ngày hè oi bức hay tràn ngập băng tuyết vào những ngày mùa đông lạnh giá, khi nhiệt độ xuống dưới 0ºC.
Đến Mẫu Sơn, ngoài dịp chiêm ngưỡng cảnh đẹp, du khách còn có cơ hội tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của người Dao như: tận hưởng dịch vụ tắm lá thuốc; thưởng thức đặc sản dê núi, lợn sữa quay, vịt quay Lạng Sơn, ếch hương, gà sáu cựa nướng trên than cỏ tranh, cơm lam, thịt kho lá mắc mật, rượu Mẫu Sơn, mật ong, trà Shan Tuyết, đào chuông… và các loại rau rừng mang đậm hương vị vùng Mẫu Sơn như: su su, rau ngót, hoa chuối rừng…
Từ thành phố Lạng Sơn, theo tuyến đường Lạng Sơn - Lộc Bình khoảng 15km đến ngã ba Mẫu Sơn, tiếp tục đi theo con đường núi dài 15km nữa, du khách sẽ lên đỉnh Mẫu Sơn.
Chảo lửa Đông Dương
Được bao quanh bởi những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp và những con sông rộng lớn, nhưng Cửa Rào (xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) nằm cách TP. Vinh khoảng 210km về phía tây bắc lại được biết đến là vùng đất nóng nhất Việt Nam.
Theo anh Nguyễn Xuân Tiến, Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ: Cửa Rào là vùng lòng chảo nằm tại khu vực đầu nguồn sông Lam - điểm hợp lưu của hai con sông Nậm Nơn và Nậm Mộ bắt nguồn từ đất Lào và nằm trong vùng trung tâm của hướng gió phơn Tây Nam. Gió phơn Tây Nam hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào. Khi tiếp cận dãy núi Trường Sơn, gió phải tăng tốc để vượt qua, đồng thời trút hết hơi ẩm, gây mưa lớn ở Lào.
Sau khi vượt qua dãy núi, gió bất ngờ trở thành một luồng khí áp đổ xuống vùng Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ theo quy luật cứ hạ xuống 100m thì luồng khí tăng thêm 0,6ºC dẫn đến nhiệt độ tại hai khu vực này ngày càng tăng cao, cao nhất là tại Cửa Rào (có ngày lên tới 43ºC trong khi độ ẩm chỉ có 30%), gây nóng và khô hanh. Gió thường xuất hiện từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 9 hàng năm và thường bắt đầu thổi từ 8h00 đến 18h30, mạnh nhất từ khoảng 10h00 đến 16h00 hàng ngày.
Ban ngày nóng là vậy, nhưng ban đêm ở Cửa Rào thời tiết lại rất lạnh. Sau 20h00, nhiệt độ xuống dưới 10ºC. Tuy nhiên, bầu không khí lạnh sẽ nhanh chóng tan biến khi mặt trời lên khỏi ngọn núi cao nhất vào buổi sáng ngày hôm sau. Trên khắp các bản làng, nẻo đường, nắng vàng tiếp tục chiếu chói chang…
Tuy phải hứng chịu thời tiết khắc nghiệt nhưng vì nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An nên Cửa Rào vẫn được biết đến như một điểm du lịch sinh thái, văn hóa-lịch sử, cộng đồng kết hợp nghiên cứu thú vị với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ; nhiều di sản chứa đựng giá trị văn hóa, lịch sử to lớn: đền Vạn-Cửa Rào; bản làng các dân tộc Khơ Mú, Mông, Ơ Đu, Tày, Hoa và nhiều di chỉ khảo cổ thuộc thời đại văn hoá Phùng Hưng như: các loại dụng cụ sản xuất bằng đá, trống đồng, các loại vũ khí bằng đồng…
Đến Cửa Rào, du khách còn có dịp khám phá một số điểm du lịch lân cận như: rừng Săng Lẻ và hang động tại xã Tam Đình (cách Cửa Rào khoảng 10km về phía tây nam), rừng lạnh nguyên sinh và hang động tại xã Tam Hợp (cách Cửa Rào khoảng 10km về phía nam), rừng cây lùn và hang động tại xã Tam Quang (cách Cửa Rào khoảng 20km về phía đông nam), hồ thuỷ điện Bản Vẽ (cách Cửa Rào khoảng 30km về phía bắc)
Từ TP. Vinh (Nghệ An), theo quốc lộ 1A khoảng 30km về phía bắc đến thị trấn Diễn Châu, tiếp tục rẽ trái đi theo quốc lộ 7 khoảng 180km về phía tây bắc, du khách sẽ tới Cửa Rào.
Du lịch, GO! - Theo Vietnamtourism, Internet
Link to full article
Thú phượt đêm của sinh viên Hà Thành
Vào những ngày Hè nóng bức, thú vui "phượt đêm" của sinh viên Hà Thành lại rộ lên. Trên các wall của trang cá nhân, các fanpage trên Facebook, bắt đầu xuất hiện những lời mời gọi í ới cho một chuyến "phượt" qua đêm. Để hóng gió. Để tránh nóng. Để cảm nhận những dư âm rất riêng của mảnh đất ngàn năm văn vật…
Thời tiết Hà Nội những ngày Hè nóng bức khiến không khí tại các khu trọ sinh viên càng thêm bức bối. Đặc biệt, với các bạn sinh viên trọ ở những căn phòng có mái lợp bê tông hoặc phòng kín như bưng thì ở trong nhà cả ngày chẳng giúp tránh nóng mà còn là phương pháp "hành xác" tệ hại. Nhưng còn có một Hà Nội về đêm mang một hình dáng khác, hơi thở khác. Những con đường rộng thênh thang, gió mát rượi, không còn cảnh người xe chen lấn, không còn những tiếng còi inh ỏi để xin đường. Mọi thứ bỗng trở nên yên bình tĩnh lặng. Chỉ riêng cái không khí ấy thôi cũng đủ để con người ta thấy thư thái, mát mẻ trong người.
Vừa trở về sau một chuyến "phượt đêm" cùng đám bạn, Trần Thị Anh Trâm (năm thứ tư, Học viện Báo chí - Tuyên truyền) vui vẻ: "Mình từng tham gia nhiều chuyến "phượt" đến các mảnh đất xa xôi song chưa bao giờ lang thang vào buổi đêm, tại Hà Nội. Thấy cô bạn cùng lớp rủ rê, mình đồng ý đi luôn. Chuyến đi ngắn nhưng để lại trong mình nhiều ấn tượng lạ, lần đầu tiên cảm nhận một Hà Nội mát và lặng đến như thế!".
Trong chuyến "phượt" đó, nhóm của Trâm có 6 thành viên, đều là những người bạn thân thiết cùng lớp, cùng trường. Chỉ sau khi í ới nhau qua Facebook và điện thoại, một kế hoạch đã được nhóm lập ra khá tường tận và chi tiết với các điểm "du hý" không thể bỏ qua tại Hà Nội: Bờ Hồ - Nhà Thờ Lớn - cầu Long Biên - chợ hoa Quảng Bá… Đúng 9h tối, cả nhóm tập trung trước cổng trường, điểm danh quân số, phân công xế - ôm. Sau đó, họ tìm một quán trà đá để cùng nhau duyệt lại lịch trình. Khi mọi thứ đã thống nhất, cả nhóm bắt đầu lên đường.
Thay vì ăn uống tại các hàng quán đêm, nhóm của Hân tự túc ăn uống bằng cách mua đồ ăn sẵn ở nhà mang đi. Khi cuộc chơi đã thấm mệt, cảm nhận được cái đói cồn cào, cả hội sẽ du hý tới một không gian thoáng rộng, trải áo nhựa và "đánh chén". Vì đồ ăn chỉ gồm hoa quả, bánh mì, sữa, thịt hộp và vài đồ ăn vặt khác nên không gây khó khăn gì trong quá trình di chuyển.
Hân chia sẻ: "Dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, mình cũng cùng vài người bạn đi "phượt đêm". Đêm Hà Nội khi đó rực rỡ đèn hoa, không khí hứng khởi, người người ùa ra đường, thậm chí, các vạt đường cũng rải rác người trải áo mưa nằm ngủ. Ấn tượng mạnh từ đó nên muốn tổ chức một chuyến "phượt đêm" khác. Nhân thể đợt này đang nóng nên mình hào hứng rủ bạn bè làm luôn một chuyến".
Không giống như các chuyến "phượt" xa xôi, dài ngày, ai nấy đều phải chuẩn bị rất kỹ đồ dùng, vật dụng cá nhân thì lòng vòng quanh Hà Nội về đêm lại chỉ phải chuẩn bị rất đơn giản. Đó có thể là chút đồ ăn sẵn, một chiếc áo Thu Đông mỏng, một vài chiếc máy ảnh du lịch nhỏ gọn để ghi lại khoảnh khắc, một bình xăng thật đầy để không lo hết xăng vào giữa đêm khuya. Với ngần ấy đồ, họ sẵn sàng lên đường.
Chi phí cho một chuyến đi thế này rất rẻ. Chỉ khoảng 50.000 đồng/người là cả bọn đã thoải mái "phượt". Vì đi đêm nên hầu hết các nhóm đều có cả nam cả nữ, nhằm tăng độ an toàn cho chuyến đi. Không chỉ là những hành trình tránh nóng, gây dựng kỷ niệm, thông qua các chuyến đi thế này, nhiều bạn bỗng bồi đắp thêm tình yêu với Hà Nội.
Là chuyến đi trong thời gian ngắn, song lại tổ chức vào ban đêm nên luôn có những hiểm nguy rình rập. Mai Thị Hoa (Học viện Báo chí - Tuyên truyền) vẫn nhớ như in một phen hú hồn tại Hồ Gươm. Hôm đó, Hoa cùng một bạn nữ trong lớp đi tác nghiệp, hứng lên thế là rủ nhau "phượt" xuyên đêm. Lúc cả hai đang ngồi ở Bờ Hồ thì có một nam thanh niên lân la ra làm quen. Muốn "nắn vía" đối tượng nên cả hai phải nói dối là dân buôn bán ở chợ hoa Quảng Bá. Thế nhưng, nhìn gương mặt non choẹt của cả hai, gã thanh niên không hề tin mà nói thẳng: "Các em nói dối anh thế nào ấy chứ, trẻ như thế này chắc chỉ đang đi học". Không muốn trò chuyện với người lạ, nên cả hai xin phép có việc phải đi.
Mặc dù không gặp nguy hiểm gì song đó cũng là bài học để Hoa cảnh giác, nếu muốn đi "phượt đêm" thì phải có đội hình đông đảo. Để tránh những "tai nạn" có thể gặp chỉ trong chục giờ ngắn ngủi, mỗi đoàn "phượt" sinh viên thường đề ra những nguyên tắc riêng. Song họ vẫn có những nguyên tắc chung nhất. Đó là các bạn gái cần ăn mặc kín đáo để tránh ánh mắt tò mò hoặc gặp phải sự sàm sỡ của những kẻ du đãng. Đặc biệt, để chuyến đi được trọn vẹn, các "phượt thủ" cần mang đầy đủ giấy tờ tùy thân để xuất trình cảnh sát khi cần thiết. Đi đông là phương pháp lựa chọn an toàn nhất mà mọi nhóm phượt đề cao.
Du lịch, GO! - Theo Datviet, Internet
Link to full article
Thời tiết Hà Nội những ngày Hè nóng bức khiến không khí tại các khu trọ sinh viên càng thêm bức bối. Đặc biệt, với các bạn sinh viên trọ ở những căn phòng có mái lợp bê tông hoặc phòng kín như bưng thì ở trong nhà cả ngày chẳng giúp tránh nóng mà còn là phương pháp "hành xác" tệ hại. Nhưng còn có một Hà Nội về đêm mang một hình dáng khác, hơi thở khác. Những con đường rộng thênh thang, gió mát rượi, không còn cảnh người xe chen lấn, không còn những tiếng còi inh ỏi để xin đường. Mọi thứ bỗng trở nên yên bình tĩnh lặng. Chỉ riêng cái không khí ấy thôi cũng đủ để con người ta thấy thư thái, mát mẻ trong người.
Vừa trở về sau một chuyến "phượt đêm" cùng đám bạn, Trần Thị Anh Trâm (năm thứ tư, Học viện Báo chí - Tuyên truyền) vui vẻ: "Mình từng tham gia nhiều chuyến "phượt" đến các mảnh đất xa xôi song chưa bao giờ lang thang vào buổi đêm, tại Hà Nội. Thấy cô bạn cùng lớp rủ rê, mình đồng ý đi luôn. Chuyến đi ngắn nhưng để lại trong mình nhiều ấn tượng lạ, lần đầu tiên cảm nhận một Hà Nội mát và lặng đến như thế!".
Trong chuyến "phượt" đó, nhóm của Trâm có 6 thành viên, đều là những người bạn thân thiết cùng lớp, cùng trường. Chỉ sau khi í ới nhau qua Facebook và điện thoại, một kế hoạch đã được nhóm lập ra khá tường tận và chi tiết với các điểm "du hý" không thể bỏ qua tại Hà Nội: Bờ Hồ - Nhà Thờ Lớn - cầu Long Biên - chợ hoa Quảng Bá… Đúng 9h tối, cả nhóm tập trung trước cổng trường, điểm danh quân số, phân công xế - ôm. Sau đó, họ tìm một quán trà đá để cùng nhau duyệt lại lịch trình. Khi mọi thứ đã thống nhất, cả nhóm bắt đầu lên đường.
Thay vì ăn uống tại các hàng quán đêm, nhóm của Hân tự túc ăn uống bằng cách mua đồ ăn sẵn ở nhà mang đi. Khi cuộc chơi đã thấm mệt, cảm nhận được cái đói cồn cào, cả hội sẽ du hý tới một không gian thoáng rộng, trải áo nhựa và "đánh chén". Vì đồ ăn chỉ gồm hoa quả, bánh mì, sữa, thịt hộp và vài đồ ăn vặt khác nên không gây khó khăn gì trong quá trình di chuyển.
Hân chia sẻ: "Dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, mình cũng cùng vài người bạn đi "phượt đêm". Đêm Hà Nội khi đó rực rỡ đèn hoa, không khí hứng khởi, người người ùa ra đường, thậm chí, các vạt đường cũng rải rác người trải áo mưa nằm ngủ. Ấn tượng mạnh từ đó nên muốn tổ chức một chuyến "phượt đêm" khác. Nhân thể đợt này đang nóng nên mình hào hứng rủ bạn bè làm luôn một chuyến".
Không giống như các chuyến "phượt" xa xôi, dài ngày, ai nấy đều phải chuẩn bị rất kỹ đồ dùng, vật dụng cá nhân thì lòng vòng quanh Hà Nội về đêm lại chỉ phải chuẩn bị rất đơn giản. Đó có thể là chút đồ ăn sẵn, một chiếc áo Thu Đông mỏng, một vài chiếc máy ảnh du lịch nhỏ gọn để ghi lại khoảnh khắc, một bình xăng thật đầy để không lo hết xăng vào giữa đêm khuya. Với ngần ấy đồ, họ sẵn sàng lên đường.
Chi phí cho một chuyến đi thế này rất rẻ. Chỉ khoảng 50.000 đồng/người là cả bọn đã thoải mái "phượt". Vì đi đêm nên hầu hết các nhóm đều có cả nam cả nữ, nhằm tăng độ an toàn cho chuyến đi. Không chỉ là những hành trình tránh nóng, gây dựng kỷ niệm, thông qua các chuyến đi thế này, nhiều bạn bỗng bồi đắp thêm tình yêu với Hà Nội.
Là chuyến đi trong thời gian ngắn, song lại tổ chức vào ban đêm nên luôn có những hiểm nguy rình rập. Mai Thị Hoa (Học viện Báo chí - Tuyên truyền) vẫn nhớ như in một phen hú hồn tại Hồ Gươm. Hôm đó, Hoa cùng một bạn nữ trong lớp đi tác nghiệp, hứng lên thế là rủ nhau "phượt" xuyên đêm. Lúc cả hai đang ngồi ở Bờ Hồ thì có một nam thanh niên lân la ra làm quen. Muốn "nắn vía" đối tượng nên cả hai phải nói dối là dân buôn bán ở chợ hoa Quảng Bá. Thế nhưng, nhìn gương mặt non choẹt của cả hai, gã thanh niên không hề tin mà nói thẳng: "Các em nói dối anh thế nào ấy chứ, trẻ như thế này chắc chỉ đang đi học". Không muốn trò chuyện với người lạ, nên cả hai xin phép có việc phải đi.
Mặc dù không gặp nguy hiểm gì song đó cũng là bài học để Hoa cảnh giác, nếu muốn đi "phượt đêm" thì phải có đội hình đông đảo. Để tránh những "tai nạn" có thể gặp chỉ trong chục giờ ngắn ngủi, mỗi đoàn "phượt" sinh viên thường đề ra những nguyên tắc riêng. Song họ vẫn có những nguyên tắc chung nhất. Đó là các bạn gái cần ăn mặc kín đáo để tránh ánh mắt tò mò hoặc gặp phải sự sàm sỡ của những kẻ du đãng. Đặc biệt, để chuyến đi được trọn vẹn, các "phượt thủ" cần mang đầy đủ giấy tờ tùy thân để xuất trình cảnh sát khi cần thiết. Đi đông là phương pháp lựa chọn an toàn nhất mà mọi nhóm phượt đề cao.
Du lịch, GO! - Theo Datviet, Internet
Link to full article
Những điểm khác biệt thú vị giữa bún ở ba miền
Sự pha trộn khéo léo cùng với việc phong phú về nguyên liệu đã tạo nên các món bún nổi tiếng ở ba miền như bún bò, bún cá, bún chả...
Ngoài món cơm truyền thống thì có thể nói bún là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Đi từ Bắc vào Nam, bạn sẽ được thưởng thức rất nhiều loại bún với cách chế biến cũng như hương vị khác nhau, thể hiện tính cách khác nhau giữa các vùng miền.
Sự tinh tế trong món bún của người Bắc
Những món bún xứ Bắc được chế biến rất cầu kỳ, tinh tế, pha trộn nhiều các nguyên liệu với nhau để món ăn đẹp mắt, hấp dẫn và luôn ngon miệng.
Bún thang thể hiện rõ nét nhất sự tinh tế của người miền Bắc. Từ chuẩn bị cho đến nấu thành phẩm, người ta tính được có khoảng 20 nguyên liệu trong bát bún thang. Nào là rau răm, mùi tàu, trứng gà tráng mỏng, lườn gà, giò lụa... được thái mỏng hoặc xé sợi, rắc đều lên trên bát bún trắng, thêm một ít tôm khô. Gia vị ăn kèm phong phú như giấm, ớt, tỏi, hạt tiêu, chanh, một tí xíu mắm tôm.
Các loại bún khác như bún chả, bún mọc, bún đậu mắm tôm.... tuy không nhiều nguyên liệu như bún thang, nhưng sự cầu kì không hề thua kém. Mỗi món ăn đều đòi hỏi người đầu bếp phải chuẩn bị một cách tỉ mỉ, từ lựa chọn nguyên liệu, nấu nước dùng cho đến các loại rau ăn kèm, tất cả phải hòa hợp với nhau để tạo nên một món ăn vừa đẹp mắt vừa ngon miệng.
Không thể thiếu vị cay trong món bún của người Trung
Món bún của người miền Trung đơn giản hơn nhưng cũng được nhiều người ưa thích. Người miền Trung vốn dĩ thích ăn cay, nên các loại bún ở đây không thể thiếu đi cái vị cay đó được.
Đại diện tiêu biểu nhất chính là bún bò Huế, ai từng ăn bát bún bò đúng chất Huế sẽ không quên được cái vị cay của nó. Cái vị cay đem đến cho người ăn chính là ớt, ớt được người bán cho vào một ít trong nước dùng, ngoài ra trên bàn ăn luôn có nhiều loại ớt cho bạn lựa chọn như: ớt băm, ớt sa tế, ớt trái thái lát... Bát bún bò Huế nóng hổi, vừa ăn vừa hít hà, ăn xong thì người đã toát mồ hôi hột.
Ngoài bún bò Huế, các tỉnh ven biển dọc miền Trung còn nổi tiếng với món bún chả cá... nước dùng trong, không cay như bún bò Huế nhưng vị cay lại đến từ chén nước chấm ăn kèm với chả cá. Nước chấm hơi sệt, được pha chế từ đường, nước mắt, tỏi và ớt, cùng với đó là một chén ớt xiêm xanh như thách thức người ăn thử mức độ ăn cay của mình.
Đậm đà vị mắm trong món bún của người Nam
Ngược vào miền Nam, bạn sẽ được thưởng thức nhiều món bún ngon như: bún mắm, bún cá, bún nước lèo... Món bún ở đây không cầu kỳ, được tạo nên từ những nguyên liệu gần gũi trong đời sống của người dân.
Mắm là nguyên liệu chính trong món bún của người miền Nam. Nổi tiếng nhất là món bún mắm, nước dùng được nấu bằng mắm các loại cá trèn, cá sặc, cá lóc, cá linh... có nhiều trên các sông rạch miền Tây. Bún mắm được chế biến với tôm, thịt ba chỉ, mực. Sóc Trăng có món bún nước lèo, hương vị cũng thoang thoảng như bún mắm bởi nước dùng nấu bằng mắm bò hóc - một loại mắm đặc sản của người Khmer sinh sống ở Sóc Trăng, Trà Vinh.
Món bún của người miền Nam thường được ăn kèm với rất nhiều loại rau có quen thuộc trong đời sống của người dân. Chỉ cần đi lang thang một vòng trong vườn nhà là bạn đã có nhiều loại rau tươi ngon đủ cho một bữa ăn, nào là rau đắng, điên điển, bông súng, kèo nèo, húng lủi... Hương vị đậm đà của món bún được kết hợp với nhiều loại rau mang đến cho người ăn một trải nghiệm vô cùng thú vị.
Du lịch, GO! - Theo Huấn Phan (Ngoisao)
Link to full article
Ngoài món cơm truyền thống thì có thể nói bún là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Đi từ Bắc vào Nam, bạn sẽ được thưởng thức rất nhiều loại bún với cách chế biến cũng như hương vị khác nhau, thể hiện tính cách khác nhau giữa các vùng miền.
Sự tinh tế trong món bún của người Bắc
Những món bún xứ Bắc được chế biến rất cầu kỳ, tinh tế, pha trộn nhiều các nguyên liệu với nhau để món ăn đẹp mắt, hấp dẫn và luôn ngon miệng.
Bún thang thể hiện rõ nét nhất sự tinh tế của người miền Bắc. Từ chuẩn bị cho đến nấu thành phẩm, người ta tính được có khoảng 20 nguyên liệu trong bát bún thang. Nào là rau răm, mùi tàu, trứng gà tráng mỏng, lườn gà, giò lụa... được thái mỏng hoặc xé sợi, rắc đều lên trên bát bún trắng, thêm một ít tôm khô. Gia vị ăn kèm phong phú như giấm, ớt, tỏi, hạt tiêu, chanh, một tí xíu mắm tôm.
Các loại bún khác như bún chả, bún mọc, bún đậu mắm tôm.... tuy không nhiều nguyên liệu như bún thang, nhưng sự cầu kì không hề thua kém. Mỗi món ăn đều đòi hỏi người đầu bếp phải chuẩn bị một cách tỉ mỉ, từ lựa chọn nguyên liệu, nấu nước dùng cho đến các loại rau ăn kèm, tất cả phải hòa hợp với nhau để tạo nên một món ăn vừa đẹp mắt vừa ngon miệng.
Không thể thiếu vị cay trong món bún của người Trung
Món bún của người miền Trung đơn giản hơn nhưng cũng được nhiều người ưa thích. Người miền Trung vốn dĩ thích ăn cay, nên các loại bún ở đây không thể thiếu đi cái vị cay đó được.
Đại diện tiêu biểu nhất chính là bún bò Huế, ai từng ăn bát bún bò đúng chất Huế sẽ không quên được cái vị cay của nó. Cái vị cay đem đến cho người ăn chính là ớt, ớt được người bán cho vào một ít trong nước dùng, ngoài ra trên bàn ăn luôn có nhiều loại ớt cho bạn lựa chọn như: ớt băm, ớt sa tế, ớt trái thái lát... Bát bún bò Huế nóng hổi, vừa ăn vừa hít hà, ăn xong thì người đã toát mồ hôi hột.
Ngoài bún bò Huế, các tỉnh ven biển dọc miền Trung còn nổi tiếng với món bún chả cá... nước dùng trong, không cay như bún bò Huế nhưng vị cay lại đến từ chén nước chấm ăn kèm với chả cá. Nước chấm hơi sệt, được pha chế từ đường, nước mắt, tỏi và ớt, cùng với đó là một chén ớt xiêm xanh như thách thức người ăn thử mức độ ăn cay của mình.
Đậm đà vị mắm trong món bún của người Nam
Ngược vào miền Nam, bạn sẽ được thưởng thức nhiều món bún ngon như: bún mắm, bún cá, bún nước lèo... Món bún ở đây không cầu kỳ, được tạo nên từ những nguyên liệu gần gũi trong đời sống của người dân.
Mắm là nguyên liệu chính trong món bún của người miền Nam. Nổi tiếng nhất là món bún mắm, nước dùng được nấu bằng mắm các loại cá trèn, cá sặc, cá lóc, cá linh... có nhiều trên các sông rạch miền Tây. Bún mắm được chế biến với tôm, thịt ba chỉ, mực. Sóc Trăng có món bún nước lèo, hương vị cũng thoang thoảng như bún mắm bởi nước dùng nấu bằng mắm bò hóc - một loại mắm đặc sản của người Khmer sinh sống ở Sóc Trăng, Trà Vinh.
Món bún của người miền Nam thường được ăn kèm với rất nhiều loại rau có quen thuộc trong đời sống của người dân. Chỉ cần đi lang thang một vòng trong vườn nhà là bạn đã có nhiều loại rau tươi ngon đủ cho một bữa ăn, nào là rau đắng, điên điển, bông súng, kèo nèo, húng lủi... Hương vị đậm đà của món bún được kết hợp với nhiều loại rau mang đến cho người ăn một trải nghiệm vô cùng thú vị.
Du lịch, GO! - Theo Huấn Phan (Ngoisao)
Link to full article
Cứu thác Drai Dlông
Đa phần các thác thường bị xâm hại do thủy điện chặn dòng. Vậy nhưng trong trường hợp này thì thác bị tàn phá do chính người dân phá rừng làm rẫy.
Người hưởng lợi sẽ có vài trăm héc ta đất trống, còn người chịu thiệt là toàn dân địa phương, họ sẽ mất đi vĩnh viễn nếu không biết gìn giữ một thắng cảnh đẹp mà phải mất hàng bao nhiêu ngàn năm: thiên nhiên mới tạo ra được.
Thác Dray Dlông hay còn gọi là Thác Cao (chảy qua ranh giới xã Ea M’dróh và xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar) là một tặng vật vô giá mà bà mẹ thiên nhiên ban tặng cho cho mảnh đất Eamdroh. Đây là một thác nước cao 30m với hai dòng suối đổ vào nhau, bị đá chắn lại chia thành 3 dòng trải dài như 3 dải lụa trắng dội mạnh xuống chân thác ầm ầm suốt ngày đêm rồi cuối cùng nhập thành dòng chảy về phía vùng trũng buôn Cháy.
< Thày cô và các em học sinh xuống thác vệ sinh thác.
Ngày 15/12/2004, Thác Drai Dlông đã được nhà nước công nhận là Di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Nhưng từ đó đến nay, do bị bỏ hoang nên ngọn thác này chỉ là một thắng cảnh chết với một dòng chảy đang dần khô cạn và hệ sinh thái gần như kiệt quệ dưới bàn tay tàn phá khốc liệt của con người.
Từ trung tâm TP Buôn Ma Thuột, chúng tôi vượt quãng đường 35km mới đến được thác Drai Dlông. Đây là nơi gặp nhau của hai con suối Ea M’dróh (con suối lớn) và Ea M’drách (suối nhỏ). Từ trên độ cao 30m, hai dòng suối đổ vào nhau, bị đá chắn lại chia thành 3 dòng trải dài như 3 dải lụa trắng chảy xuống hồ nước dưới chân thác ngày đêm. Nước đổ tạo thành những hạt nước dội tung, bắn lên tạo thành những làn khói trắng lung linh huyền ảo. Từ dưới nhìn lên thấy ngọn thác cao với, lấp lánh bạc. Xung quanh là cánh rừng nguyên sinh với đủ các loại cây rừng mọc trên đá, trong đó có nhiều loại gỗ quý như sao, hương, cà chít, bằng lăng tím. Gần chân thác cũng có một khoảnh rừng tre và le rừng...
< Chỉ mới sáng nhưng cũng khá nóng rồi.
Vậy nhưng ngay khi còn cách chân thác khoảng 5km, một số người dân tỏ ra ngạc nhiên khi nghe chúng tôi hỏi đường vào thác: Vào đó làm gì, còn gì đâu mà vào? Càng vào gần đến nơi, chúng tôi càng thất vọng bởi hai bên đường rẫy cà phê, bắp, tiêu… mỗi lúc một nhiều hơn, kéo dài vào đến tận chân thác và chỉ dừng lại khi còn cách mép nước 15m.
Khu rừng nguyên sinh xung quanh bị chặt nham nhở và gần như trơ trụi. Ngay tại đỉnh thác, người ta đã chặn dòng, đặt máy bơm hút nước tưới cà phê làm cho dòng nước nơi đây gần như cạn kiệt, chỉ còn trơ ra bãi đá. Không còn nước, ngọn thác Drai Dlông chỉ còn lại hai dòng nước nhỏ chảy từ trên đỉnh xuống một cách buồn thảm.
< Các bạn chia nhau: người dọn chổ này, kẻ thu nhặt chổ khác...
Kinh khủng hơn: trên đỉnh thác là vô số những chai, lọ, bao bì thuốc trừ sâu, diệt rầy đủ loại vương vãi đầy các kẽ khe. Từ đỉnh thác nhìn xuống có thể thấy hết được sự tàn phá khốc liệt của con người đối với thắng cảnh này. Không còn sao, hương và cà chít, thậm chí cả rừng le bạt ngàn lúc trước cũng bị chặt, đốt trơ trọi. Tất cả những gì Drai Dlông còn giữ được chỉ là một bãi đá khô cằn…
Chị Trần Thị Ngọc Mai (SN 1972, ở thôn Hiệp Thành, xã Quảng Hiệp) trước kia từng buôn bán trong khu vực thác cho biết: “Trước đây, thác Drai Dlông đẹp lắm, năm nào du khách kéo đến cũng nhiều. Nhưng khoảng 7-8 năm trở lại đây, người ta phá dữ quá nên thác cạn dần”.
< Tít trong kia còn rác kìa...
Ông Ngô Minh Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Hiệp, cho biết: Thác Drai Dlông nằm giáp ranh giữa 2 xã Quảng Hiệp và Ea M’dróh nên việc quản lý rất khó khăn. Những năm gần đây, đồng bào các nơi di cư tự do vào đây khai thác rừng bừa bãi, lấn chiếm đến tận chân thác để làm nương rẫy. Hiện nay, huyện đã giao đất trồng rừng được 5ha ở khu vực xung quanh chân thác.
Sắp tới, huyện cũng sẽ triển khai xây đập nước, lập phương án bảo vệ, trồng thêm rừng tái sinh và hàng loạt các dự án để biến Drai Dlông thành khu du lịch lý tưởng. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này hiện vẫn còn “đang nằm trên…giấy vì chưa có nhà đầu tư”. Còn ông Y Ben, Giám đốc Trung tâm Quản lý di tích Đắc Lắc, lý giải: “Nguyên nhân thác Drai Dlong hoang phế là do từ khi được công nhận danh thắng cấp quốc gia, việc quản lý và bảo vệ thác không được giao cho một cấp nào cụ thể, dẫn đến việc “cha chung không ai khóc”.
< Mấy chai thuốc trừ sâu này độc hại lắm nghen...
Không riêng gì Drai Dlông, nhiều thác đẹp khác của Đắc Lắc được công nhận danh thắng cấp quốc gia như Gia Long, Drai Nu, Drai Kpơr… cũng đang dần hoang phế. Nếu không có giải pháp bảo vệ kịp thời, những dòng thác này có nguy cơ bị xóa sổ khỏi danh sách những danh thắng quốc gia trong một ngày không xa.
Vậy nhưng hồi tháng 5 năm 2012, nhận được công văn số 46 / CV –PGDĐT về việc phân công chăm sóc di tích Lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia: BGH Trường THCS Phan Đình Phùng đã tổ chức họp xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể và tổ chức cho học sinh và giáo viên tham gia bảo vệ và chăm sóc khu Di tích lịch sử này.
< Rác khó phân hủy được gom lại một chổ rồi chôn.
Sáng ngày 15/5/2012 thầy và trò Trường đã tổ chức tham quan và chăm sóc khu Di tích theo sự phân công. Mới 8 giờ 30 sáng mà người ta đã cảm nhận được cái nắng, cái gió của khí hậu Tây Nguyên lúc giao mùa. Công việc các em là phải tìm các vỏ chai thuốc trừ sâu, diệt cỏ gom lại khỏi ô nhiễm, khá khó khăn vất vả bởi rác nằm ở tất cả mọi nơi nguy hiểm hơn chai lọ thuốc trừ sâu, vương vãi đầy. Những em học sinh mặt đỏ ửng, trán lấm tấm mồ hôi nhưng nét mặt ai cũng vui tươi rạng rỡ vì các em ý thức được việc mình làm, niềm vui đó đã quên đi cái nắng, cái nóng của núi rừng Tây nguyên.
Từ đỉnh thác nhìn xuống có thể thấy hết được sự tàn phá khốc liệt của con người đối với thắng cảnh này. Không còn sao, hương và cà chít, thậm chí cả rừng le bạt ngàn lúc trước cũng bị chặt, đốt trơ trọi, không còn thơ mộng như khoảng 10 năm về trước. Tất cả những gì mà Dray Dlông còn giữ được chỉ là một bãi đá khô cằn và dáng vẻ hùng vĩ của một thời mà thôi.
< Xong việc rồi, chụp tấm ảnh kỷ niệm nghen.
Tuy bị tàn phá như thế nhưng thác Dray Dlông không mất đi hết vẻ đẹp thơ mộng vốn có. Nếu đi men theo hạ nguồn lòng thác có thể cảm nhận cái xanh mát, trong lành hoa cỏ dại... nổi bậc với vài bãi đá lớn đen trũi ấn tượng. Một vài điểm, dòng nước chảy chậm lại, trải rộng thành trũng rồi dần xuôi theo ghềnh đá về phía hạ lưu, nơi nương rẫy đang đợi nước vào mùa khô.
Hai bên dòng thác, dưới các tán, bụi cây, học trò túm tụm chuyện trò, tận hưởng cái mát lạnh đầy hơi nước từ dòng thác. Từ dưới chân thác nhìn lên thấy ngọn thác cao vợi, lấp lánh bạc.
Không ai bảo ai Thầy trò chúng tôi lại nhanh chóng bắt tay vào công việc ý nghĩa của mình, ai cũng vui vì được tận hưởng cảm giác thoải mái, mát mẻ từ nước đưa lại, vui hơn nữa là các là các em tự có ý thức hướng về cội nguồn với lòng tri ân sâu sắc nhất.
Lang thang xuôi dòng ta cảm nhận được dòng nước trong xanh chảy len qua các ghềnh đá, qua các mảng hoa dại vàng rực rỡ rồi chia nhánh, thả mình cùng gió ở độ cao gần 30 m trước khi nhập thành dòng chảy về phía vùng trũng buôn Cháy. “Tuyệt quá! Hết rác rồi . Hoan hô !” Đó là tiếng reo vang của của những cô cậu học sinh và cả những cái buồn bâng quơ vì không biết tương lai của thác sẽ ra sao. Chúng tôi hy vọng từ đây dòng thác đã được hồi sinh trở lại vì được sự quan tâm chăm sóc của Thầy cô giáo và các em học sinh của Trường THCS Phan Đình Phùng và Trường THCS Ngô Mây, sẽ không còn cảnh “ Cha chung không ai khóc” như hiện nay.
Mời bạn hãy thử một lần đặt chân đến nơi đây cùng bạn bè, gia đình để chiêm ngưởng vẻ đẹp nên thơ của Thác. Hãy quên đi những lo toan của cuộc sống đời thường, hãy thả hồn theo những tiếng du dương trầm bổng bạn sẽ cảm nhận được sức cuốn hút mạnh mẽ của của thiên nhiên nơi đây.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ BaoMoi, web Trường PHCS Phandinhphung Cưmgar
Link to full article
Người hưởng lợi sẽ có vài trăm héc ta đất trống, còn người chịu thiệt là toàn dân địa phương, họ sẽ mất đi vĩnh viễn nếu không biết gìn giữ một thắng cảnh đẹp mà phải mất hàng bao nhiêu ngàn năm: thiên nhiên mới tạo ra được.
Thác Dray Dlông hay còn gọi là Thác Cao (chảy qua ranh giới xã Ea M’dróh và xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar) là một tặng vật vô giá mà bà mẹ thiên nhiên ban tặng cho cho mảnh đất Eamdroh. Đây là một thác nước cao 30m với hai dòng suối đổ vào nhau, bị đá chắn lại chia thành 3 dòng trải dài như 3 dải lụa trắng dội mạnh xuống chân thác ầm ầm suốt ngày đêm rồi cuối cùng nhập thành dòng chảy về phía vùng trũng buôn Cháy.
< Thày cô và các em học sinh xuống thác vệ sinh thác.
Ngày 15/12/2004, Thác Drai Dlông đã được nhà nước công nhận là Di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Nhưng từ đó đến nay, do bị bỏ hoang nên ngọn thác này chỉ là một thắng cảnh chết với một dòng chảy đang dần khô cạn và hệ sinh thái gần như kiệt quệ dưới bàn tay tàn phá khốc liệt của con người.
Từ trung tâm TP Buôn Ma Thuột, chúng tôi vượt quãng đường 35km mới đến được thác Drai Dlông. Đây là nơi gặp nhau của hai con suối Ea M’dróh (con suối lớn) và Ea M’drách (suối nhỏ). Từ trên độ cao 30m, hai dòng suối đổ vào nhau, bị đá chắn lại chia thành 3 dòng trải dài như 3 dải lụa trắng chảy xuống hồ nước dưới chân thác ngày đêm. Nước đổ tạo thành những hạt nước dội tung, bắn lên tạo thành những làn khói trắng lung linh huyền ảo. Từ dưới nhìn lên thấy ngọn thác cao với, lấp lánh bạc. Xung quanh là cánh rừng nguyên sinh với đủ các loại cây rừng mọc trên đá, trong đó có nhiều loại gỗ quý như sao, hương, cà chít, bằng lăng tím. Gần chân thác cũng có một khoảnh rừng tre và le rừng...
< Chỉ mới sáng nhưng cũng khá nóng rồi.
Vậy nhưng ngay khi còn cách chân thác khoảng 5km, một số người dân tỏ ra ngạc nhiên khi nghe chúng tôi hỏi đường vào thác: Vào đó làm gì, còn gì đâu mà vào? Càng vào gần đến nơi, chúng tôi càng thất vọng bởi hai bên đường rẫy cà phê, bắp, tiêu… mỗi lúc một nhiều hơn, kéo dài vào đến tận chân thác và chỉ dừng lại khi còn cách mép nước 15m.
Khu rừng nguyên sinh xung quanh bị chặt nham nhở và gần như trơ trụi. Ngay tại đỉnh thác, người ta đã chặn dòng, đặt máy bơm hút nước tưới cà phê làm cho dòng nước nơi đây gần như cạn kiệt, chỉ còn trơ ra bãi đá. Không còn nước, ngọn thác Drai Dlông chỉ còn lại hai dòng nước nhỏ chảy từ trên đỉnh xuống một cách buồn thảm.
< Các bạn chia nhau: người dọn chổ này, kẻ thu nhặt chổ khác...
Kinh khủng hơn: trên đỉnh thác là vô số những chai, lọ, bao bì thuốc trừ sâu, diệt rầy đủ loại vương vãi đầy các kẽ khe. Từ đỉnh thác nhìn xuống có thể thấy hết được sự tàn phá khốc liệt của con người đối với thắng cảnh này. Không còn sao, hương và cà chít, thậm chí cả rừng le bạt ngàn lúc trước cũng bị chặt, đốt trơ trọi. Tất cả những gì Drai Dlông còn giữ được chỉ là một bãi đá khô cằn…
Chị Trần Thị Ngọc Mai (SN 1972, ở thôn Hiệp Thành, xã Quảng Hiệp) trước kia từng buôn bán trong khu vực thác cho biết: “Trước đây, thác Drai Dlông đẹp lắm, năm nào du khách kéo đến cũng nhiều. Nhưng khoảng 7-8 năm trở lại đây, người ta phá dữ quá nên thác cạn dần”.
< Tít trong kia còn rác kìa...
Ông Ngô Minh Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Hiệp, cho biết: Thác Drai Dlông nằm giáp ranh giữa 2 xã Quảng Hiệp và Ea M’dróh nên việc quản lý rất khó khăn. Những năm gần đây, đồng bào các nơi di cư tự do vào đây khai thác rừng bừa bãi, lấn chiếm đến tận chân thác để làm nương rẫy. Hiện nay, huyện đã giao đất trồng rừng được 5ha ở khu vực xung quanh chân thác.
Sắp tới, huyện cũng sẽ triển khai xây đập nước, lập phương án bảo vệ, trồng thêm rừng tái sinh và hàng loạt các dự án để biến Drai Dlông thành khu du lịch lý tưởng. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này hiện vẫn còn “đang nằm trên…giấy vì chưa có nhà đầu tư”. Còn ông Y Ben, Giám đốc Trung tâm Quản lý di tích Đắc Lắc, lý giải: “Nguyên nhân thác Drai Dlong hoang phế là do từ khi được công nhận danh thắng cấp quốc gia, việc quản lý và bảo vệ thác không được giao cho một cấp nào cụ thể, dẫn đến việc “cha chung không ai khóc”.
< Mấy chai thuốc trừ sâu này độc hại lắm nghen...
Không riêng gì Drai Dlông, nhiều thác đẹp khác của Đắc Lắc được công nhận danh thắng cấp quốc gia như Gia Long, Drai Nu, Drai Kpơr… cũng đang dần hoang phế. Nếu không có giải pháp bảo vệ kịp thời, những dòng thác này có nguy cơ bị xóa sổ khỏi danh sách những danh thắng quốc gia trong một ngày không xa.
Vậy nhưng hồi tháng 5 năm 2012, nhận được công văn số 46 / CV –PGDĐT về việc phân công chăm sóc di tích Lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia: BGH Trường THCS Phan Đình Phùng đã tổ chức họp xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể và tổ chức cho học sinh và giáo viên tham gia bảo vệ và chăm sóc khu Di tích lịch sử này.
< Rác khó phân hủy được gom lại một chổ rồi chôn.
Sáng ngày 15/5/2012 thầy và trò Trường đã tổ chức tham quan và chăm sóc khu Di tích theo sự phân công. Mới 8 giờ 30 sáng mà người ta đã cảm nhận được cái nắng, cái gió của khí hậu Tây Nguyên lúc giao mùa. Công việc các em là phải tìm các vỏ chai thuốc trừ sâu, diệt cỏ gom lại khỏi ô nhiễm, khá khó khăn vất vả bởi rác nằm ở tất cả mọi nơi nguy hiểm hơn chai lọ thuốc trừ sâu, vương vãi đầy. Những em học sinh mặt đỏ ửng, trán lấm tấm mồ hôi nhưng nét mặt ai cũng vui tươi rạng rỡ vì các em ý thức được việc mình làm, niềm vui đó đã quên đi cái nắng, cái nóng của núi rừng Tây nguyên.
Từ đỉnh thác nhìn xuống có thể thấy hết được sự tàn phá khốc liệt của con người đối với thắng cảnh này. Không còn sao, hương và cà chít, thậm chí cả rừng le bạt ngàn lúc trước cũng bị chặt, đốt trơ trọi, không còn thơ mộng như khoảng 10 năm về trước. Tất cả những gì mà Dray Dlông còn giữ được chỉ là một bãi đá khô cằn và dáng vẻ hùng vĩ của một thời mà thôi.
< Xong việc rồi, chụp tấm ảnh kỷ niệm nghen.
Tuy bị tàn phá như thế nhưng thác Dray Dlông không mất đi hết vẻ đẹp thơ mộng vốn có. Nếu đi men theo hạ nguồn lòng thác có thể cảm nhận cái xanh mát, trong lành hoa cỏ dại... nổi bậc với vài bãi đá lớn đen trũi ấn tượng. Một vài điểm, dòng nước chảy chậm lại, trải rộng thành trũng rồi dần xuôi theo ghềnh đá về phía hạ lưu, nơi nương rẫy đang đợi nước vào mùa khô.
Hai bên dòng thác, dưới các tán, bụi cây, học trò túm tụm chuyện trò, tận hưởng cái mát lạnh đầy hơi nước từ dòng thác. Từ dưới chân thác nhìn lên thấy ngọn thác cao vợi, lấp lánh bạc.
Không ai bảo ai Thầy trò chúng tôi lại nhanh chóng bắt tay vào công việc ý nghĩa của mình, ai cũng vui vì được tận hưởng cảm giác thoải mái, mát mẻ từ nước đưa lại, vui hơn nữa là các là các em tự có ý thức hướng về cội nguồn với lòng tri ân sâu sắc nhất.
Lang thang xuôi dòng ta cảm nhận được dòng nước trong xanh chảy len qua các ghềnh đá, qua các mảng hoa dại vàng rực rỡ rồi chia nhánh, thả mình cùng gió ở độ cao gần 30 m trước khi nhập thành dòng chảy về phía vùng trũng buôn Cháy. “Tuyệt quá! Hết rác rồi . Hoan hô !” Đó là tiếng reo vang của của những cô cậu học sinh và cả những cái buồn bâng quơ vì không biết tương lai của thác sẽ ra sao. Chúng tôi hy vọng từ đây dòng thác đã được hồi sinh trở lại vì được sự quan tâm chăm sóc của Thầy cô giáo và các em học sinh của Trường THCS Phan Đình Phùng và Trường THCS Ngô Mây, sẽ không còn cảnh “ Cha chung không ai khóc” như hiện nay.
Mời bạn hãy thử một lần đặt chân đến nơi đây cùng bạn bè, gia đình để chiêm ngưởng vẻ đẹp nên thơ của Thác. Hãy quên đi những lo toan của cuộc sống đời thường, hãy thả hồn theo những tiếng du dương trầm bổng bạn sẽ cảm nhận được sức cuốn hút mạnh mẽ của của thiên nhiên nơi đây.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ BaoMoi, web Trường PHCS Phandinhphung Cưmgar
Link to full article
Triễn lãm và tranh luận ảnh phụ nữ xưa...
Thiếu nữ Đà Lạt xưa ở trần trong đời thường...
Những bức ảnh "độc" về thiếu nữ người Lạch xưa sống ở trần tại vùng đất Đà Lạt ngày nay đã được nhà nhiếp ảnh nghiệp dư Lê Phỉ (82 tuổi, hiện trú tại đường Hai Bà Trưng, TP Đà Lạt) ghi lại với những khoảnh khắc rất đời thường cách đây tròn 60 năm.
< Bên mái hiên nhà...
Theo cụ Phỉ, thời đó người Lạch - một tộc người có mặt đầu tiên ở Đà Lạt - vẫn còn sinh sống ở những vùng ven Trung tâm TP Đà Lạt ngày nay. Hằng ngày, họ vào rừng săn bắn, kiếm củi gùi ra trung tâm TP Đà Lạt bán cho người Kinh lấy tiền mua thực phẩm.
- Tây nguyên huyền diệu
- Tư liệu ảnh quý về Tây nguyên ngày xưa
< Theo điệu kèn bầu...
< Theo cụ Lê Phỉ, người Lạch ở Đà Lạt xưa kia xem việc không mặc áo là bình thường.
Thời điểm này, những chàng trai, cô gái người Lạch coi chuyện không mặc quần áo là điều bình thường, họ thả sức ngắm nhìn cơ thể gợi cảm của nhau, trai gái yêu nhau thường ra rừng tâm sự, nhưng tuyệt nhiên không có chuyện “ăn cơm trước kẻng”.
< Một thiếu nữ tỏ ra e ngại trước ống kính máy ảnh, vội vã bỏ chạy khỏi dòng suối đang tắm (Không hẳn họ e ngại vì bị chụp ảnh - cái sợ ngày ấy do quan niệm máy ảnh có thể 'bắt hồn').
Vào mỗi buổi chiều, trên đầu nguồn con suối Lạch dẫn về hồ Xuân Hương ngày nay lại nhộn nhịp tiếng cười đùa, trêu chọc của những thiếu nữ, chàng trai. Họ khỏa thân tắm chung hồn nhiên như những đưa trẻ lên 3 mà không phút bận tâm chuyện mình đang không một mảnh vài che thân.
< Cô gái nhỏ ở trần ngồi dệt lụa và rất tự tin trước ống kính. Cụ Phỉ cho biết, bức hình này cụ chụp tại một gia đình thuộc ngoại ô Đà Lạt vào sau năm 1954.
< Một phụ nữ tai căng tròn, đang địu con (cháu) trên lưng được cụ Phỉ chụp tại khu vực giáp ranh giữa TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương ngày nay.
< Chàng trai người Lạch đeo khuyên tai, cầm tẩu hút thuốc trông dáng vóc uy nghi như một tù trưởng được miêu tả trong các sử thi Tây Nguyên.
< Thời bấy giờ, nam nữ người Lạch đều có một tẩu hút thuốc.
< Một con voi đưa người qua suối Lạch về bản.
Tranh luận về ảnh khỏa thân thời Pháp thuộc
“Chất lượng ảnh đã giảm sút do bị chụp lại nhiều lần, song những gì còn lại vẫn cho thấy bản gốc rất đẹp” - nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo nói về những bức ảnh nude thời Pháp thuộc.
Không phải nhân học hình ảnh
Những bức ảnh phụ nữ Việt khỏa thân này nằm trong số hàng nghìn bức ảnh về Việt Nam dưới thời Pháp thuộc của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng người Pháp Pierre Dieulefils (1862-1937).
Sau đó, chúng được nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain mua và lưu giữ. Ông Philippe Chaplain đã cho Tạp chí Xưa và Nay mượn bộ sưu tập của mình.
Theo quan điểm của ông Hữu Bảo, những bức hình đó rất chuẩn về bố cục lẫn ánh sáng, đường nét, đồng thời sinh động. Các ảnh này đã được trưng bày trong triển lãm Để hiểu hơn về một Hà Nội xưa do Tạp chí Xưa và Nay phối hợp với Thư viện Hà Nội tổ chức hồi đầu năm 2010.
Tuy nhiên, những ảnh nude này cũng gây tranh cãi. Những tranh luận về nhóm ảnh khỏa thân chủ yếu xoay quanh việc các nhân vật trong ảnh liệu có bị ép buộc cởi đồ để chụp những bức hình hở hang như thế hay không.
Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng đó là những tấm hình dàn dựng phi thực tế trong chủ ý dã tâm của người Pháp. Người dân do đó phải tuân thủ mệnh lệnh “bắt cởi phải cởi, bắt chết phải chết” của chủ.
Ý kiến ngược lại cho rằng những bức ảnh đó chỉ là tác phẩm của những người muốn Á Đông hóa, An Nam hóa đề tài nude - một đề tài mỹ thuật hàn lâm vốn luôn được mến chuộng. Bố cục của các tác phẩm cũng được phân tích là quen thuộc và nhan nhản trong nghệ thuật cổ điển. TS Đào Thế Đức - thư ký tòa soạn Tạp chí Xưa và Nay, nói: “Giờ đây, nếu nhìn tổng thể những bức ảnh đó, chúng ta cũng không thể nói đích xác chúng được bố trí hay không và bố trí đến đâu”.
Tuy nhiên, theo TS Đức, đó chắc chắn không phải là những tư liệu nhân học hình ảnh. Ông cho biết: “Nhân học hình ảnh phải do người dân tự thể hiện. Nhờ đó, những bức ảnh, thước phim cho thấy rõ người dân thực sự muốn thể hiện mình ra sao. Nó hoàn toàn không phải cái nhìn của người ngoài cuộc. Trong khi điều thấy rõ trong những bức ảnh này chính là cái nhìn của phương Tây về phương Đông. Qua cái nhìn đó, phương Đông trở nên hơi kỳ quặc, lạ lẫm, thậm chí có phần nào lạc hậu”.
TS Đức cho rằng những tác phẩm này không chỉ không do người dân tự chụp mà còn ít khả năng do người Việt chụp. Nó chính là những bức ảnh do người Pháp chụp với tinh thần Tây phương dễ nhận thấy. “Thời đó, chắc chỉ có mấy ông Tây mới bắt đàn bà con gái lột trần ra chụp ảnh như vậy thôi”.
Hoàn toàn không gợi dục
Song, điều kỳ lạ là những bức nude trên hoàn toàn không có tính gợi dục. “Tôi đã nói chuyện với một số người trong triển lãm, nhưng không ai cho rằng những tác phẩm này dung tục cả”, ông Hữu Bảo cho biết. Tuy nhiên, những tạo hình khó có thể coi là như trong cuộc sống thông thường. Một người mẫu gánh nước nhưng yếm lại trật ra hở ngực. Mấy phụ nữ cùng ngồi quanh tẩu thuốc và cũng hở ngực một cách lạ thường.
Bản thân TS Đào Thế Đức cũng khá ngạc nhiên vì sự “cởi trói” của những mẫu nữ trong khuôn hình. “Chúng ta có văn hóa phồn thực. Nhưng sự phồn thực này nằm trong các nghi lễ, mà phần nhiều được nhà nghiên cứu Toan Ánh ghi lại thành sách. Tuy nhiên, nếu ngoài nghi lễ phồn thực thì mọi chuyện lại rất khe khắt. Chính vì thế, nếu người phụ nữ có thai sau lễ hội phồn thực làng La thì không sao, thậm chí còn được coi là may mắn. Nhưng nếu bình thường, người phụ nữ đó chắc chắn khó thoát khỏi hình phạt gọt đầu bôi vôi”.
Một vài khuôn mặt lặp lại của thiếu nữ nude tại một số bức ảnh dạng tư liệu khác khiến nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo nghĩ đến việc đây chính là người mẫu. Tuy nhiên, tại sao họ lại dám chụp những bức ảnh không có điểm gì chung với Nho giáo như vậy, điều này cũng còn bí ẩn. Nhưng dù sao đi nữa, những ảnh nude này vẫn mang giá trị tư liệu đặc biệt. Nhất là khi chúng còn được người Pháp dùng làm bưu thiếp - một phương tiện truyền tải thông tin, quảng bá nghệ thuật và tuyên truyền tư tưởng vào thời thuộc địa.
“Rõ ràng đây là những hình tư liệu quý. Giờ đây, điều dễ thấy nhất là về nhân chủng học người Việt đã thay đổi quá nhiều”, ông Hữu Bảo đánh giá. Cũng theo nhiếp ảnh gia này, “trong những bức hình nude thời đó những khuôn mặt người Việt to và bè hơn chứ không thanh thoát như bây giờ. Ở một vài khuôn hình, chúng ta còn thấy khuôn mặt họ hơi nhô ra và có nét gãy. Căn cứ vào các đồ vật để so sánh, chiều cao của họ cũng chỉ khoảng 1 m 50.
Rõ ràng nếu đặt trong tương quan với chúng ta bây giờ, những bức nude này cho thấy sự khác biệt thú vị. Và cũng vì thế, tôi rất thích cách thể hiện của tác phẩm. Bằng cách chọn những phụ nữ rất dung dị, họ không vệ nữ hóa ảnh nude mà chọn cách thể hiện đúng người Việt, theo tinh thần Việt, theo đúng tỷ lệ của người Việt. Đây chính là cách mà danh họa Nguyễn Phan Chánh vẽ Tiên Dung - Chử Đồng Tử sau này. Nếu nói đến eo thon, tỷ lệ vàng thì không phải. Nhưng toàn bộ tác phẩm nói lên được một tinh thần Việt Nam và dễ được chấp nhận”.
Trong những bức ảnh đó, các thiếu nữ nhìn thẳng không e ngại. Nhưng họ cũng không hề có các tạo dáng khó, phô diễn đường cong lựa theo ánh sáng. Chúng gợi một cảm giác mộc mạc, chân phương, dễ mến. “Đây là phong cách chụp rất phổ biến của những bức ảnh nude chụp vào thế kỷ 19”, nhiếp ảnh gia Ngô Xuân Phú - cũng là người đã theo học nhiếp ảnh tại Hà Lan trong 2 năm, cho biết.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Khắc Lịch (Bee), Trinh Nguyễn (báo Thanhnien) và nhiều nguồn ảnh cổ khác.
Link to full article
Những bức ảnh "độc" về thiếu nữ người Lạch xưa sống ở trần tại vùng đất Đà Lạt ngày nay đã được nhà nhiếp ảnh nghiệp dư Lê Phỉ (82 tuổi, hiện trú tại đường Hai Bà Trưng, TP Đà Lạt) ghi lại với những khoảnh khắc rất đời thường cách đây tròn 60 năm.
< Bên mái hiên nhà...
Theo cụ Phỉ, thời đó người Lạch - một tộc người có mặt đầu tiên ở Đà Lạt - vẫn còn sinh sống ở những vùng ven Trung tâm TP Đà Lạt ngày nay. Hằng ngày, họ vào rừng săn bắn, kiếm củi gùi ra trung tâm TP Đà Lạt bán cho người Kinh lấy tiền mua thực phẩm.
- Tây nguyên huyền diệu
- Tư liệu ảnh quý về Tây nguyên ngày xưa
< Theo điệu kèn bầu...
< Theo cụ Lê Phỉ, người Lạch ở Đà Lạt xưa kia xem việc không mặc áo là bình thường.
Thời điểm này, những chàng trai, cô gái người Lạch coi chuyện không mặc quần áo là điều bình thường, họ thả sức ngắm nhìn cơ thể gợi cảm của nhau, trai gái yêu nhau thường ra rừng tâm sự, nhưng tuyệt nhiên không có chuyện “ăn cơm trước kẻng”.
< Một thiếu nữ tỏ ra e ngại trước ống kính máy ảnh, vội vã bỏ chạy khỏi dòng suối đang tắm (Không hẳn họ e ngại vì bị chụp ảnh - cái sợ ngày ấy do quan niệm máy ảnh có thể 'bắt hồn').
Vào mỗi buổi chiều, trên đầu nguồn con suối Lạch dẫn về hồ Xuân Hương ngày nay lại nhộn nhịp tiếng cười đùa, trêu chọc của những thiếu nữ, chàng trai. Họ khỏa thân tắm chung hồn nhiên như những đưa trẻ lên 3 mà không phút bận tâm chuyện mình đang không một mảnh vài che thân.
< Cô gái nhỏ ở trần ngồi dệt lụa và rất tự tin trước ống kính. Cụ Phỉ cho biết, bức hình này cụ chụp tại một gia đình thuộc ngoại ô Đà Lạt vào sau năm 1954.
< Một phụ nữ tai căng tròn, đang địu con (cháu) trên lưng được cụ Phỉ chụp tại khu vực giáp ranh giữa TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương ngày nay.
< Chàng trai người Lạch đeo khuyên tai, cầm tẩu hút thuốc trông dáng vóc uy nghi như một tù trưởng được miêu tả trong các sử thi Tây Nguyên.
< Thời bấy giờ, nam nữ người Lạch đều có một tẩu hút thuốc.
< Một con voi đưa người qua suối Lạch về bản.
Tranh luận về ảnh khỏa thân thời Pháp thuộc
“Chất lượng ảnh đã giảm sút do bị chụp lại nhiều lần, song những gì còn lại vẫn cho thấy bản gốc rất đẹp” - nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo nói về những bức ảnh nude thời Pháp thuộc.
Không phải nhân học hình ảnh
Những bức ảnh phụ nữ Việt khỏa thân này nằm trong số hàng nghìn bức ảnh về Việt Nam dưới thời Pháp thuộc của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng người Pháp Pierre Dieulefils (1862-1937).
Sau đó, chúng được nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain mua và lưu giữ. Ông Philippe Chaplain đã cho Tạp chí Xưa và Nay mượn bộ sưu tập của mình.
Theo quan điểm của ông Hữu Bảo, những bức hình đó rất chuẩn về bố cục lẫn ánh sáng, đường nét, đồng thời sinh động. Các ảnh này đã được trưng bày trong triển lãm Để hiểu hơn về một Hà Nội xưa do Tạp chí Xưa và Nay phối hợp với Thư viện Hà Nội tổ chức hồi đầu năm 2010.
Tuy nhiên, những ảnh nude này cũng gây tranh cãi. Những tranh luận về nhóm ảnh khỏa thân chủ yếu xoay quanh việc các nhân vật trong ảnh liệu có bị ép buộc cởi đồ để chụp những bức hình hở hang như thế hay không.
Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng đó là những tấm hình dàn dựng phi thực tế trong chủ ý dã tâm của người Pháp. Người dân do đó phải tuân thủ mệnh lệnh “bắt cởi phải cởi, bắt chết phải chết” của chủ.
Ý kiến ngược lại cho rằng những bức ảnh đó chỉ là tác phẩm của những người muốn Á Đông hóa, An Nam hóa đề tài nude - một đề tài mỹ thuật hàn lâm vốn luôn được mến chuộng. Bố cục của các tác phẩm cũng được phân tích là quen thuộc và nhan nhản trong nghệ thuật cổ điển. TS Đào Thế Đức - thư ký tòa soạn Tạp chí Xưa và Nay, nói: “Giờ đây, nếu nhìn tổng thể những bức ảnh đó, chúng ta cũng không thể nói đích xác chúng được bố trí hay không và bố trí đến đâu”.
Tuy nhiên, theo TS Đức, đó chắc chắn không phải là những tư liệu nhân học hình ảnh. Ông cho biết: “Nhân học hình ảnh phải do người dân tự thể hiện. Nhờ đó, những bức ảnh, thước phim cho thấy rõ người dân thực sự muốn thể hiện mình ra sao. Nó hoàn toàn không phải cái nhìn của người ngoài cuộc. Trong khi điều thấy rõ trong những bức ảnh này chính là cái nhìn của phương Tây về phương Đông. Qua cái nhìn đó, phương Đông trở nên hơi kỳ quặc, lạ lẫm, thậm chí có phần nào lạc hậu”.
TS Đức cho rằng những tác phẩm này không chỉ không do người dân tự chụp mà còn ít khả năng do người Việt chụp. Nó chính là những bức ảnh do người Pháp chụp với tinh thần Tây phương dễ nhận thấy. “Thời đó, chắc chỉ có mấy ông Tây mới bắt đàn bà con gái lột trần ra chụp ảnh như vậy thôi”.
Hoàn toàn không gợi dục
Song, điều kỳ lạ là những bức nude trên hoàn toàn không có tính gợi dục. “Tôi đã nói chuyện với một số người trong triển lãm, nhưng không ai cho rằng những tác phẩm này dung tục cả”, ông Hữu Bảo cho biết. Tuy nhiên, những tạo hình khó có thể coi là như trong cuộc sống thông thường. Một người mẫu gánh nước nhưng yếm lại trật ra hở ngực. Mấy phụ nữ cùng ngồi quanh tẩu thuốc và cũng hở ngực một cách lạ thường.
Bản thân TS Đào Thế Đức cũng khá ngạc nhiên vì sự “cởi trói” của những mẫu nữ trong khuôn hình. “Chúng ta có văn hóa phồn thực. Nhưng sự phồn thực này nằm trong các nghi lễ, mà phần nhiều được nhà nghiên cứu Toan Ánh ghi lại thành sách. Tuy nhiên, nếu ngoài nghi lễ phồn thực thì mọi chuyện lại rất khe khắt. Chính vì thế, nếu người phụ nữ có thai sau lễ hội phồn thực làng La thì không sao, thậm chí còn được coi là may mắn. Nhưng nếu bình thường, người phụ nữ đó chắc chắn khó thoát khỏi hình phạt gọt đầu bôi vôi”.
Một vài khuôn mặt lặp lại của thiếu nữ nude tại một số bức ảnh dạng tư liệu khác khiến nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo nghĩ đến việc đây chính là người mẫu. Tuy nhiên, tại sao họ lại dám chụp những bức ảnh không có điểm gì chung với Nho giáo như vậy, điều này cũng còn bí ẩn. Nhưng dù sao đi nữa, những ảnh nude này vẫn mang giá trị tư liệu đặc biệt. Nhất là khi chúng còn được người Pháp dùng làm bưu thiếp - một phương tiện truyền tải thông tin, quảng bá nghệ thuật và tuyên truyền tư tưởng vào thời thuộc địa.
“Rõ ràng đây là những hình tư liệu quý. Giờ đây, điều dễ thấy nhất là về nhân chủng học người Việt đã thay đổi quá nhiều”, ông Hữu Bảo đánh giá. Cũng theo nhiếp ảnh gia này, “trong những bức hình nude thời đó những khuôn mặt người Việt to và bè hơn chứ không thanh thoát như bây giờ. Ở một vài khuôn hình, chúng ta còn thấy khuôn mặt họ hơi nhô ra và có nét gãy. Căn cứ vào các đồ vật để so sánh, chiều cao của họ cũng chỉ khoảng 1 m 50.
Rõ ràng nếu đặt trong tương quan với chúng ta bây giờ, những bức nude này cho thấy sự khác biệt thú vị. Và cũng vì thế, tôi rất thích cách thể hiện của tác phẩm. Bằng cách chọn những phụ nữ rất dung dị, họ không vệ nữ hóa ảnh nude mà chọn cách thể hiện đúng người Việt, theo tinh thần Việt, theo đúng tỷ lệ của người Việt. Đây chính là cách mà danh họa Nguyễn Phan Chánh vẽ Tiên Dung - Chử Đồng Tử sau này. Nếu nói đến eo thon, tỷ lệ vàng thì không phải. Nhưng toàn bộ tác phẩm nói lên được một tinh thần Việt Nam và dễ được chấp nhận”.
Trong những bức ảnh đó, các thiếu nữ nhìn thẳng không e ngại. Nhưng họ cũng không hề có các tạo dáng khó, phô diễn đường cong lựa theo ánh sáng. Chúng gợi một cảm giác mộc mạc, chân phương, dễ mến. “Đây là phong cách chụp rất phổ biến của những bức ảnh nude chụp vào thế kỷ 19”, nhiếp ảnh gia Ngô Xuân Phú - cũng là người đã theo học nhiếp ảnh tại Hà Lan trong 2 năm, cho biết.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Khắc Lịch (Bee), Trinh Nguyễn (báo Thanhnien) và nhiều nguồn ảnh cổ khác.
Link to full article
Subscribe to:
Posts (Atom)