Thursday, June 7, 2012

Ác mộng... khi đi trên quốc lộ 14

Là con đường huyết mạch vận chuyển nông sản của Tây Nguyên đến với các cảng của TP HCM để xuất khẩu. Tuy nhiên quốc lộ 14 không được quan tâm đầu tư đúng mức nên đã xuống cấp nghiêm trọng, dẫn tới nhiều tai nạn thương tâm, điển hình là vụ tai nạn đêm 17/5 tại cầu 14.

< Thực trạng cầu 14, mặt cầu xuống cấp nghiêm trọng.

Quốc lộ 14 là tuyến xương sống về kinh tế, xã hội cho các tỉnh Miền Đông và Tây Nguyên: Bình Dương, Bình Phước, Đắc Nông, Đak Lak, Gia Lai, Kon Tum nối với Tp.HCM nhưng hiện nay đã bị hư hỏng cực kỳ nghiêm trọng. Hiện tại không khác gì những con đường rừng cách đây vài chục năm. Rất mong sự quan tâm của ngành chức năng để không còn những cảnh tai nạn đáng tiếc như vừa qua và để các Tỉnh nghèo tại khu vực có cơ hội để phát triển.

< Lan can gỉ sét.

Với khoảng 800.000 tấn cà phê, 500.000 tấn đậu bắp các loại, 500.000 tấn cao su, hàng vạn tấn hạt điều, bông, mía đường, sắn, tiêu,… gần như là tất cả nông sản xuất khẩu chủ lực hằng năm từ các tỉnh Tây Nguyên đều phải đi qua con đường này.

< Nhiều ống thép đã bị gãy gục.

Vậy nhưng từ năm rồi, năm kia, năm kỉa... QL14 vẫn cứ tả tơi, có sửa chăng chi là dấp vá, tạm bợ... và đôi khi những sửa chữa này lại tăng gấp bội sự nguy hiểm cho người lưu thông trên đường.

< Những thanh sắt này có thể sập xuống bất cứ lúc nào nếu có rung động mạnh.

< Bê tông vỡ trơ lõi thép.

< Mố cầu có dấu hiệu sụt lún.

Ngày xưa, đi từ Buôn Ma Thuột về Sài Gòn chỉ mất khoảng hơn 6 tiếng nhưng bây giờ mất thêm gấp rưỡi thời gian là ít nhất - các xe du lịch, xe tải toàn phải bò, tránh vô số những ổ voi, ổ trâu... với bụi tung mù mịt vào mùa không và lầy lội không tưởng nếu là mùa mưa.

< Đây chính là nơi đã xảy ra vụ tai nạn thương tâm làm 34 người chết và hơn 20 người bị thương tối 17/5.

< Âm dương chỉ cách biệt bởi một lan can mong manh và một cái gờ xi măng thấp tủn.

< Hình chụp từ bên bờ Dak Nông, nơi xe tải đang qua cầu là điểm xe lao xuống cầu.

Bao giờ QL14 mới được hoàn chỉnh việc tu sửa cho xứng tầm con đường xương sống phát triển Tây Nguyên?

< Với độ cao khoảng 20m, chỉ biết cầu nguyện… còn sống người nào hay người ấy!

< Trên quốc lộ 14 đoạn qua khỏi Dak Nông, rất nhiều đoạn có lề đường bẫy tài xế như thế này.

< Bẫy như thế này giăng khắp nơi trên suốt đoạn đường.

< Từ Đắk Lắk đến Bình Phước, duy nhất nơi đây đang đổ đá... vá đường.

< Rất, rất nhiều xe trong sương mù hay bị pha đèn trong đêm tối, khó mà nhận định đâu là lề.

< Không những phải canh lề, tài xế còn phải đề phòng… trụ điện đập vào mặt!

< Hố voi chào mừng đầu tiên thuộc khu vực Bình Phước.

< Và vô vàn hố khủng long chờ đón những xe hàng vài chục tấn lọt vào đây.

< Tài xế khó có thời gian để ghi nhận lời nhắc nhở…

< …Bởi vì phải canh chừng bên kia cái mô gò thấp kém là vực thẳm đủ cho xe tải lộn 5 vòng.

< Những đoạn đường mạnh ai nấy chạy, không phải theo luật mà phải theo... ổ voi thực tế. 

< Không biết cái hố bom này sâu bao nhiêu? ngay cả xe tải cũng chẳng dám thử đo vì có thể nằm luôn tại đó.

< Và “thành công” tất yếu của hàng loạt cái bẫy đã giăng ra: May mắn tài xế và phụ lái không sao, nhưng họ còn chưa hoàn hồn bởi cái lề cao bằng nửa chiếc xe tải. Đi rồi ngẫm: Cảnh này không xảy ra hàng ngày mới là chuyện lạ.

< Một đoạn đường “còn tốt” được cày lên đã lâu lắm rồi.

< Khách dừng nghỉ ăn uống xong, khi ra đoạn này thì họ... trả về cho đất cả – Đoạn Trạm Nghỉ Rạng Đông.

< Đường cày xới (rồi bỏ đấy): dạng này cực kỳ nguy hiểm cho xe 2 bánh do dễ mất lái khi lọt bánh vào rãnh – Xin đừng hô khẩu hiệu nữa quá khôi hài.

< Đã từng có xe container, xe tải lật chổng vó nơi đây, chỉ vì kiểu lề không đâu có được.

< Cái bảng hướng dẫn "ĐƯỜNG ĐANG LÀM" này đã có từ lâu, nhưng không thể tìm ra... ai đang làm.

Vậy thì: Xin cứ chờ, phải chờ như đã từng chờ từ năm ngoái, năm kia, năm kìa năm kỉa...

Du lịch, GO! - Theo VnEpress, Taichinh cujut.daknong


Quốc lộ 14 vẫn là "con đường đau khổ".
Tây nguyên chờ đường, chủ đầu tư chờ vốn

Link to full article

No comments:

Post a Comment